[Chi tiết] Công nghệ xử lý nước thải MBR trong thực tiễn

Công nghệ màng lọc MBR là kỹ thuật xử lý nước thải tiên tiến nhất hiện nay, thay thế cho hệ thống xử lý nước thải sử dụng cột lọc thông thường. Công nghệ màng lọc MBR là sự kết hợp giữa vi sinh trong bể bùn hoạt tính lơ lửng và công nghệ màng lọc sợi rỗng trong xử lý nước thải, hàm lượng bùn trong bể sinh học sẽ được giữ lại thông qua cơ chế vi lọc của màng, nhờ kích thước nhỏ (µm) nên nước thải sau khi ra khỏi màng có chất lượng rất tốt.

Tổng quan về công nghệ màng lọc mbr

Màng lọc MBR (tên tiếng Anh là Membrane Bio-Reactor), Trong xử lý nước thải Được hiểu là bể hoặc thiết bị sinh học xử lý nước thải trong đó áp dụng kĩ thuật bùn hoạt tính AS (Activated Sludge) phân tán có kết hợp với màng lọc tách vi sinh. Công nghệ này có thể đẩy nồng độ vi sinh (hay bùn hoạt tính) trong bể MBR lên tới 15 g/l (trung bình duy trì ở mức 10 g/l).

Đây là công nghệ được áp dụng mạnh mẽ trong thời gian gần đây trên thế giới và khoảng 5 năm trở lại đây tại Việt Nam.

Tính ưu việt của công nghệ

- Chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cao thường tốt hơn chất lượng loại A của QCVN 14:2008 / BTNMT, do đó, nước sau xử lý có thể tái sử dụng cho các mục đích như: rửa sàn, tưới cây,…

- Không cần sử dụng bể lắng thứ cấp như công nghệ bùn hoạt tính truyền thống và các công nghệ vi sinh khác.

- Tiết kiệm diện tích cao nhất.

- Phù hợp với những nơi có địa hình lắp đặt phức tạp.

- Tính tự động hóa cao.

- Thường được lắp đặt ở dạng thiết bị hợp khối (dạng thiết bị hay moduls) nên dễ dàng cho công tác lắp đặt cũng như di dời khi cần.

Trạm xử lý nước thải công nghệ MBR được xây – lắp như thế nào?

Trạm xử lý nước thải sử dụng công nghệ MBBR có thể dùng hoàn toàn bằng phương án xây dựng hoặc phương án thiết bị hợp khối (vật liệu làm thiết bị hợp khối có thể là thép đen, inox, vật liệu composite)

Một số hình ảnh thực tế áp dụng công nghệ xử lý MBR

Công nghệ xử lý nước thải MBR trong thực tế

Dàn xử lý nước thải công nghệ MBR thực tế

Hệ thống xử lý nước thải MBR


Lĩnh vực áp dụng Công nghệ xử lý nước thải MBR

Công nghệ MBR được áp dụng trong ngành xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải có ô nhiễm sinh học riêng rẽ hoặc đồng thời của các hợp chất cơ bản (BOD,N,P) như được liệt kê dưới đây:

- Nước thải sinh hoạt ( áp dụng cho khách sạn, nhà hàng, Resort, và nước thải sinh hoạt các nhà máy trong các khu công nghiệp,…).

- Nước thải bệnh viện, phòng khám, trạm y tế.

- Nước thải ngành công nghiệp thực phẩm (nước sản xuất bia, tinh bột sắn, sữa, chế biến thủy sản..)

Nguyên lý hoạt động của công nghệ xử lý nước thải bằng màng MBR

Nguyên lý hoạt động của công nghệ xử lý nước MBR

MBR là công nghệ xử lý nước thải tiên tiến sử dụng phương pháp sinh học kết hợp kỹ thuật tách sinh khối sử dụng loại màng MF/UF với kích thước lỗ màng từ 0,1-0,4μm.

Quá trình xử lý sinh học có thể được kết hợp từ các khâu kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí (AAO/AO) phụ thuộc vào yêu cầu xử lý hoặc quá trình xử lý các chất hữu cơ triệt để thông qua hai chất dinh dưỡng (N,P)

Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải MBR

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải bằng màng MBR

- MBR làm việc với thời gian lưu bùn dài, nồng độ MLSS cao, và tỷ lệ F/M thấp

- Chất lượng nước sau xử lý không phụ thuộc vào độ lắng của bùn.

- MBR có quá trình nitrat hóa cao hơn so với quá trình bùn hoạt tính truyền thống bởi vì vi khuẩn có nhiều thời gian hơn để tiến hành nitrat hóa (SRT dài, F/M thấp).

- Kích thước bông bùn trong MBR nhỏ, cho phép trao đổi chất dinh dưỡng và oxy nhiều hơn.

- Sự hiện diện của màng MBR ngăn chặn việc lọc vi sinh vật nitrat tại thời điểm SRT và HRT ngắn.

- MBR tạo ra ít bùn

- Quá trình MBR có thể xử lý tải trọng ô nhiễm cao hơn (từ 2,5-3 lần so với CAS)

- Giảm diện tích xử lý toàn hệ thống lên tới 50% so với quy trình thông thường.

- Loại bỏ nhiều bước xử lý của công nghệ CAS như lắng đợt 2, thu bùn hoặc các biện pháp khác để loại bỏ BOD, SS.

- Hiệu quả xử lý vi sinh cao, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, không sử dụng hóa chất khử trùng.

- Tiêu thụ ít năng lượng hơn.

- Chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn A, có thể tái sử dụng cho nhiều mục đích như thủy sản, rửa sàn...

- Màng lọc MBR có ưu điểm vượt trội so với các công nghệ khác về diện tích xử lý.

Nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải bằng màng MBR

- Vì nguyên lý hoạt động phụ thuộc vào màng lọc MBR để loại bỏ chất thải, nên màng không được vệ sinh thường xuyên sẽ dẫn đến tắc nghẽn, ảnh hưởng đến quá trình xử lý.

- Tuy tiết kiệm được chi phí xử lý lâu dài, nhưng chi phí đầu tư ban đầu khi mua màng MBR là khá cao

- Không sử dụng được với các loại nước thải có độ màu cao và có quá nhiều hoá chất, do rất dễ bị tắc màng thường xuyên khi không vệ sinh định kỳ và đúng cách.

- Mất khoản phí mua hoá chất để để vệ sinh màng MBR.

- Tuỳ thuộc vào mỗi loại nước thải riêng biệt sẽ có chu kỳ xử lý màng lọc khác nhau. Thông thường chu kỳ vệ sinh màng MBR khoảng từ 6 – 12 tháng 1 lần.

- Công nghệ chỉ phù hợp với các công trình có công suất nước thải nhỏ hơn 50m3/ngày.đêm

Công nghệ MBR cũng mang đến rất nhiều ưu điểm trong quy trình xử lý nước thải, tuy nhiên cũng có rất nhiều hạn chế đi kèm. Mong rằng với những chia sẻ chi tiết và đầy đủ trên, bạn có thể hình dung được tổng thể được quy trình xử lý nước MBR. Bạn có thế áp dụng hệ thống MBR để có thể tăng hiệu quả  xử lý nước thải của doanh nghiệp của mình.

Để được chúng tôi tư vấn và giải đáp các thắc mắc về các vấn đề liên quan đến xử lý nước thải xin hãy liên hệ ngay qua HOTLINE: 0964.511.345

Nhận xét